Nguyên nhân trẻ chối sữa
Thủ phạm gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa được chỉ định là do các thành phần có trong sữa, điển hình như đường Lactose - có trong các loại công thức thông thường.
Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Gia Khánh, Phó chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam gần đây trình bày kết quả một số nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới (tiến hành một khảo sát về tần suất rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ) và có những phát hiện khá mới nguyên nhân gây ra các rắc rối đường tiêu hóa này.
Sữa vốn là nguồn dinh dưỡng chính để trẻ có thể phát triển một cách toàn diện trong những năm tháng đầu đời. Thế nhưng, cứ 2 phần 3 trẻ nhỏ gặp các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, nôn trớ sau khi sử dụng các sản phẩm sữa công thức thông thường. Thủ phạm gây ra những triệu chứng này được chỉ định là do các thành phần có trong sữa; điển hình như đường Lactose - có trong các loại công thức thông thường. Đạm Casein - thành phần đạm chính chiếm 80% sữa bò cũng được chỉ định là một trong những nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu cho trẻ nhỏ.
Theo nghiên cứu, khi trẻ ở tầm 2 tuổi, do cơ thể thiếu men Lactase nguyên phát, nghĩa là lượng men Lactase trong đường tiêu hóa của trẻ giảm sút, nên trẻ chỉ có khả năng tiêu hóa một lượng sữa nhất định trong ngày. Trường hợp này khá phổ biến ở người lớn và trẻ em ở các nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ.
Để cải thiện tình hình, một số ba mẹ đã chọn những loại sữa có bổ sung thêm Prebiotics để hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ. Tuy nhiên, kết quả là trẻ vẫn bị đầy hơi, chướng bụng thậm chí khó tiêu. Theo Giáo sư Nguyễn Gia Khánh, Prebiotics có trong sữa chỉ giúp phân mềm dễ đi tiêu chứ không có khả năng giúp bé hấp thu nhanh, giảm đầy hơi hay khó tiêu. Do đó, khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu đầy hơi, chướng bụng rất lâu sau mỗi cữ bú, ba mẹ có thể nghĩ đến trường hợp đường tiêu hóa của trẻ bất dung nạp Lactose do thiếu men Lactase và khả năng tiêu hóa đạm sữa tự nhiên của trẻ kém.
Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc cho trẻ ăn uống vệ sinh, ăn thức ăn phù hợp, cha mẹ có thể giảm bớt hoặc không cho trẻ sử dụng sản phẩm chứa Lactose và đạm Casein. Hoặc, bạn có thể tạm thời cho trẻ ăn các chế phẩm khác của sữa như sữa chua, hay bổ sung bằng các thức ăn dặm khác để bảo đảm cung cấp đủ dưỡng chất cho trẻ.
Bên cạnh đó, khi thấy trẻ mắc phải những vấn đề về rối loạn tiêu hóa, ba mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có một giải pháp thích hợp nhất giúp trẻ hay ăn chóng lớn và có sự phát triển toàn diện ngay từ những năm tháng đầu đời.